Găng tay cách điện hạ áp – cao áp dùng làm gì?

Găng tay cách điện hạ áp – cao áp dùng làm gì?
Găng tay và ủng cách điện thường được làm bằng cao su cách điện. Chúng được dùng rộng rãi trong công nghiệp, ở những nơi người lao động phải tiếp xúc với điện.

Găng tay và ủng cách điện có hai loại:
1. Găng tay cách điện hạ áp (đến 1.000 V):

Găng tay cách điện hạ áp

Chất liệu chế tạo từ cao su tổng hợp.
Đạt chỉ tiêu cơ lý theo TCVN 5586-1991
– Độ bền kéo đứt > 150 kG/cm2
– Độ dãn dài kéo đứt > 700 %
– Độ dãn dư khi kéo dài 500% < 10%
Đạt chỉ tiêu bền điện theo TCVN 5586-1991
2. Găng tay cách điện cao áp (trên 1.000 V):

Găng tay cách điện cao áp

Chất liệu: Cao su tự nhiên, không gây mùi hôi, khó chịu

Sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu EN 60903:2003 và các tiêu chuẩn quốc tế IEC 60903:2002.

Găng tay cách điện được sản xuất tuân thủ theo hệ thống bảo đảm chất lượng EC tại mục 11b của chỉ thị 89/686/EEC liên quan đến thiết bị bảo vệ cá nhân.

Khả năng cách điện theo tiêu chuẩn class 00, 0, 1, 2, 3, 4 từ 2,500V đến 40,000V

Bảng tóm tắt:

Ý nghĩa của các chữ cái phân loại:
A: Acid – Z: Ozone – H: Dầu – C: chịu nhiệt độ rất thấp – R: A Z + H

Đặc tính:

Có đầy đủ C/O, C/Q của nhà sản xuất. Đáp ứng tiêu chuẩn TCVN do tổng cục đo lường chất lượng cấp.

Sản phẩm của Tập đoàn Regeltex – Pháp

Yêu cầu chất lượng (TCVN 5586-1991,TCVN 5588-1991)

3.Kiểm tra chất lượng

– Kiểm tra chất lượng khi xuất xưởng được tiến hành theo tiêu chuẩn và do người sản xuất đảm nhận. Việc kiểm tra được tiến hành đối với tất cả các chỉ tiêu: Chỉ tiêu độ bền cơ lý, độ kín và chỉ tiêu cách điện (xem hình) Kết quả kiểm tra, đánh giá phải do cơ quan giám định chất lượng xác nhận và được thông tin tới người mua sản phẩm.

Găng tay và ủng cách điện dùng làm gì?

– Kiểm tra chất lượng trước và trong quá trình sử dụng do người sử dụng lao động và người lao động đảm nhận, thường được tiến hành một cách đơn giản: Xem xét dấu hiệu rạn nứt, kiểm tra độ kín bằng cách gấp ống găng tay hoặc ủng lại rồi nhúng vào thùng nước một thời gian xem có rò khí hay không.

4.Lưu ý khi lựa chọn, sử dụng và bảo quản

a. Lựa chọn: Găng, ủng có xuất xứ rõ ràng, có văn bản công bố hợp chuẩn, hợp quy hoặc kết quả kiểm định chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành. Lưu ý chọn găng, ủng phù hợp với điện áp sử dụng.

b. Sử dụng: Khi tiếp xúc với nguồn điện, phải sử dụng găng, ủng cách điện phù hợp. Luôn giữ găng, ủng khô ráo, sạch sẽ. Khi có rạn nứt, phải loại bỏ.

c. Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt.

Chi tiết về sản phẩm Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn và có giá tốt nhất:

2 thoughts on “Găng tay cách điện hạ áp – cao áp dùng làm gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *